Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo

Viện Dinh dưỡng (NIN) nghiên cứu cùng với các nhà khoa học của Đại học Ryers Canada với sự tài trợ của Tổ chức Nghiên Cứu Phát Triển Canada IDRC từ nguồn của Global Affairs Canada để mang lại giải pháp sinh thái bền vững cho nông nghiệp và dinh dưỡng tại Việt Nam. Dự án Ecosun được triển khai trong 32 tháng ở ba tỉnh miền Bắc Việt Nam: Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang.
Các giải pháp bao gồm hướng dẫn sản xuất nông nghiệp sạch, thu mua nông sản trực tiếp từ hộ gia đình, sản xuất thức ăn tăng cường dinh dưỡng tại cở sở chế biến thực phẩm tại địa phương và phân phối tại các phòng tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các cơ sở y tế. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò là kênh kết nối với phụ nữ để họ được tập huấn về thực hành sản xuất nông nghiệp, xử lý sau thu hoạch, an toàn thực phẩm và tạo thành các hợp tác xã nông nghiệp.
 
Ảnh khai trương xưởng sản xuất Ecosun tại tỉnh Lào Cai
Kết quả đem lại đã cải thiện kinh tế, dinh dưỡng và an ninh thực phẩm cho hàng ngàn người dân ở nông thôn Việt Nam: tăng cường năng suất cây trồng, giảm tổn thất sau khi thu hoạch; giảm phụ thuộc vào nhập khẩu hoặc vận chuyển các thực phẩm tăng cường dinh dưỡng từ nơi khác đến; giảm giá thành các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ; thiết lập thị trường tiêu thụ nông sản và hỗ trợ tạo thu nhập cho phụ nữ nông dân; tạo việc làm tại địa phương, đặc biệt cho phụ nữ nghèo đang nuôi con nhỏ; và cung cấp bằng chứng để thực hiện các chính sách an ninh lương thực như “Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia”.
 Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống thực phẩm, dự án bao gồm ba thành phần chính:
1. Mua trực tiếp nông sản tại địa phương từ hộ gia đình phụ nữ nông thôn.
2. Sản xuất thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng ở cơ sở sản xuất quy mô nhỏ ngay tại địa phương.
3. Phân phối các sản phẩm cho các trung tâm tư vấn dinh dưỡng và các nhà cung cấp tại địa phương.
NINFOOD theo định hướng phát triển của Viện Dinh dưỡng đã phát triển dòng sản phẩm ăn bổ sung tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và thử nghiệm khả năng chấp nhận của cộng đồng tại các tỉnh dự án. Ba sản phẩm chính là Cháo Ngon (cháo ăn liền được bổ sung sắt, kẽm), bột rau Vica được tăng cường vi chất dinh dưỡng (Canxi, Magie, Kẽm và Vitamin D) và gói đạm béo tạo nên Combo đầy đủ của một bát cháo dinh dưỡng nhưng cũng có thể sử dụng riêng từng thành phần tùy theo nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Các sản phẩm được xây dựng từ công thức dựa trên cơ sở khoa học và khuyến nghị dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Kết quả thu được 
Dự án được thực hiện từ 11/2015 đến 6/2018 nhưng các hoạt động vẫn tiếp tục được duy trì thông qua sự hợp tác của NINFOOD và Công Ty Thùy Dung (Lào Cai) trong sản xuất sản phẩm dinh dưỡng, của Công Ty Thùy Dung với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn dự án, và các Phòng tư vấn Mặt trời bé thơ tại các cơ sở y tế của 3 tỉnh dự án. Hệ thống phân phối còn được mở rộng cho cả hệ thống công và tư trong toàn quốc thông qua hoạt động tiếp thị của NINFOOD.

Dinh dưỡng để người cao tuổi luôn khỏe mạnh

Người cao tuổi cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý để tránh bệnh tật. Nhưng đôi khi họ quên cả ăn, uống nước làm cho sức khỏe càng kém hơn. Vì vậy, những người trong gia đình cần chú ý quan tâm, chăm sóc người cao tuổi. Để người cao tuổi luôn khỏe mạnh, cần chú ý đến những điều sau.
Người cao tuổi cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp và được theo dõi sức khỏe
Cần giảm khẩu phần ăn so với thời trẻ, trước hết là ăn giảm chất đường bột
Nhu cầu năng lượng ở người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Theo nhu cầu khuyến nghị của người Việt Nam, với người cao tuổi nhu cầu về năng lượng là từ 1700-1900 kcal/người/ngày. Năng lượng từ ngũ cốc cung cấp 68%, các chất béo cung cấp 18% và các chất đạm cung cấp 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người cao tuổi cần điều chỉnh chế độ ăn để giữ cân nặng ổn định, để chỉ số BMI từ 18,5-22,9.
Về chế độ ăn của người cao tuổi cần lưu ý: Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tạo không khí vui vẻ thoải mái. Khi ăn, cần nhai chậm nhai kỹ thức ăn. Nên ăn các thức ăn thực vật như: Vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín, ăn ít thịt thay vào đó là cá, tôm. Chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế các món rán nướng. Nên ăn thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Các món ăn chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối, sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sẽ giúp dạ dày nhào trộn thức ăn và dễ tiêu.
Ăn giảm thịt, giảm chất béo và giảm muối
Về chất đạm, nhu cầu Protein từ 60-70 gam/ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% tổng số Protein. Người cao tuổi ăn ít thịt, thay vào đó là các thực phẩm giàu can xi như: Cá, tôm, cua (100 g tép chứa 910 mg can xi, 100 g cua chứa 5040 mg can xi). Các Protein thực vật như đậu đỗ, vừng lạc, đậu phụ vì chúng có nhiều chất xơ giúp thải lượng Cholesterol. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều Cholesterol như: nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và ăn thêm sữa chua (dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa).
Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo thực vật chiếm 35% tổng lượng chất béo. Dầu thực vật tốt với người có tăng huyết áp, không có Cholesterol và ít Acid béo bão hòa (dưới 40%) hơn mỡ động vật.
Ngoài giảm cơm, người cao tuổi cần chú ý giảm thịt, giảm mỡ, giảm đường. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5kg đầu người trong một tháng, mỡ/dầu dưới 600g, đường dưới 500g.
Ngoài ra, ăn hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại dưa cà muối. Hạn chế những đồ ăn, thức uống gây mất ngủ như: Cà phê, chè đặc. Hạn chế ăn mặn, lượng muối ăn dưới 150g/người/tháng, vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết áp.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá
Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu chất đạm. Ở đậu, lạc, vừng và cá có nhiều chất đạm, ngoài ra chúng lại có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Cho nên người cao tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ.
Mỗi gia đình nên có một lọ vừng lạc để bổ sung cho bữa ăn hằng ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho nhừ hai lửa để ăn được cả xương có thêm canxi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. Ðậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch; đậu phụ còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết các chất bổ béo thừa đẩy ra theo phân, giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.
Nhu cầu chất xơ 25g/ngày, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm Cholesterol và đường máu, nó tốt với người tiểu đường, tăng huyết áp. Người cao tuổi thường bị loãng xương và thiếu các vitamin, khoáng chất. Cần ăn các loại rau xanh hoa quả giàu vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh và 100g hoa quả.
Uống đủ nước theo nhu cầu
Người cao tuổi thường thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Uống từ 1.5-2 lít nước/ một ngày, cần chủ động uống nước không chờ khát mới uống. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen...
Người cao tuổi nên sinh hoạt điều độ, ăn, ngủ đúng giờ. Để làm chậm quá trình lão hóa và duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi buổi sáng dậy vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút, tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn. Ði bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, và cải thiện tình trạng đau mỏi xương.
Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ vận động vừa sức, phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của từng người để có tuổi thọ tốt hơn. Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian, nhưng nếu biết vận dụng thời gian để tập thể dục thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ cải thiện mà còn làm quá trình lão hóa chậm hơn. Bên cạnh đó, mỗi gia đình tiếp tục phát huy truyền thống đạo đức dân tộc trong việc tôn trọng, chăm sóc người cao tuổi.
Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với những tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 cho thấy, hơn 60% số người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu hoặc rất yếu cần người chăm sóc. Các bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ... phải điều trị suốt đời. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng, đòi hỏi cả xã hội phải chung tay vào cuộc, góp phần phát huy vai trò của người cao tuổi và thích ứng với quá trình già hóa dân số.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Phải chăng trẻ em ít bị lây nhiễm COVID-19 hơn?

Nguồn: http://baohiemprudential.emyspot.com/blog/s-c-kh-e/ph-i-ch-ng-tr-em-it-b-lay-nhi-m-covid-19-h-n.html

Tại Pháp, chính phủ đang tính cho mở cửa lại trường học từ ngày 11-5. Đài France Info dẫn các cứ liệu khoa học về vấn đề liên quan khả năng lây nhiễm virus corona với trẻ em.

Phải chăng trẻ em ít bị lây nhiễm COVID-19 hơn? - Ảnh 1.
Nhân viên khử khuẩn một trường tiểu học tại Cannes, Pháp, ngày 10-4-2020 - Ảnh: AFP
* Câu hỏi đầu tiên là tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em so với người lớn?
Theo thống kê thì số trẻ em bị nhiễm COVID-19 trên thế giới rất ít. Tại Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, chỉ có 1-2% người dưới 20 tuổi nhiễm bệnh. 
Tại Pháp, theo số liệu từ Cơ quan Y tế công cộng công bố ngày 7-4, trong số 29.721 bệnh nhân nhập viện có 110 ca dưới 15 tuổi, trong đó 32 ca phải hồi sức (trong số 7.059 ca nhiễm ở độ tuổi trẻ em). Rất hiếm gặp ca đặc biệt nặng hoặc tử vong. 
Trả lời Hãng tin AFP, chuyên gia dịch tễ học Justin Lessler thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ kết luận rằng ở trẻ em "dường như ít có ca nặng nghiêm trọng dẫn đến tử vong".
Tham khảo các loại tã cho bé tại đây
Tuy thế, nhận định trên có lẽ chưa thuyết phục lắm về mặt khoa học do chưa có công trình nghiên cứu và số liệu đầy đủ. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nếu so với những chủng virus khác cùng họ corona như SARS thì chủng mới này có xu hướng gây ra những dạng không triệu chứng hoặc rất ít triệu chứng trên trẻ em và thanh thiếu niên. 
Giáo sư Sharon Nachman, tại Trường Y khoa nhi Renaissance thuộc Đại học Stony Brook gần TP New York (Mỹ), khẳng định rằng ngay khi đã bị nhiễm bệnh thì "trẻ em vẫn khỏe mạnh và không được đưa đến bệnh viện nên không được xét nghiệm tầm soát".
Số liệu thống kê đưa ra từ các bệnh viện có thể chỉ là phần nổi của tảng băng, giống như trong nhiều đợt dịch khác. Một nghiên cứu y khoa được công bố dưới dạng sơ bộ trên trang mạng MedRxiv vào đầu tháng 3 nhận định rằng giới trẻ nói chung "vẫn có khả năng bị lây nhiễm cao như những người trưởng thành". 
Công trình này liên hệ bối cảnh tại Thâm Quyến, Trung Quốc trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 2, ghi nhận riêng những ca nhiễm "ngoài môi trường bệnh viện". Tính trên tổng số 1.286 người có tiếp xúc với người nhiễm, nhóm nghiên cứu quan sát thấy tỉ lệ bị lây nhiễm ở người dưới 19 tuổi cũng ngang bằng những độ tuổi khác trong cộng đồng.
Nhưng các bác sĩ Pháp thì không công nhận đánh giá này. Theo thông tin từ Hiệp hội Bệnh lý nhiễm nhi (GPIP), những xét nghiệm PCR (lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch tiết mũi - họng) được thực hiện trên số trẻ em đến xét nghiệm nhiễm COVID-19 cho thấy số ca dương tính thấp hơn người lớn "từ 3 đến 5 lần" và bác sĩ Robert Cohen phụ trách nhóm xét nghiệm nói là kết quả này có được từ "hàng trăm mẫu bệnh phẩm" có được nhưng chưa công bố.
Tại Iceland, kết quả từ một chiến dịch xét nghiệm tầm soát được đăng tải trên New England Journal of Medicine ngày 14-4 cũng nhận định rằng trẻ em dưới 10 tuổi ít dương tính với virus SARS-CoV-2 hơn người cao tuổi đến hai lần.
* Vậy tỉ lệ nhiễm bệnh của trẻ em ra sao?
Theo Hiệp hội Nhi khoa Pháp, giả thuyết khởi điểm là trẻ em "ít được chẩn đoán xét nghiệm hơn do ít có triệu chứng khởi phát bệnh", nhưng trẻ em "vẫn có thể là đối tượng lây nhiễm cao dù ít có trường hợp ngã bệnh". 
Một nghiên cứu về các ca nhiễm tính theo độ tuổi tại Israel do Bộ Y tế nước này công bố cho thấy gần 1/3 trẻ em dưới 9 tuổi bị nhiễm COVID-19 nhưng không xuất hiện triệu chứng, tức "đối tượng nhiễm bệnh lành". 
Theo giáo sư Sigal Sadetsky, trưởng ban y tế công cộng tại Bộ Y tế Israel, "dẫn chứng từ số liệu thống kê cho thấy trẻ em vẫn là nguồn lây nhiễm cao nhưng chúng ta lại khó nhận biết được điều này vì thấy chúng bình thường như thể không đang bị nhiễm bệnh".
Do đó, đa số các nước đã xử lý như trong trường hợp dịch cúm với một chủng virus đã quen thuộc và đã được nghiên cứu kỹ, là đóng cửa trường học để cắt chuỗi lây nhiễm. 
Tham khảo các loại bỉm tốt cho bé theo link
Biện pháp này vô cùng hiệu quả. Và trên thực tế, dịch cúm mùa sẽ biến mất khi học sinh nghỉ hè. 
Chuyên gia dịch tễ học Pascal Crépey phân tích trên đài France Info như sau: "Ban đầu chúng ta cho rằng chủng virus corona này hoạt động gần giống như virus cúm khi lây nhiễm trên đối tượng trẻ em, vốn là đối tượng rất dễ lây lan virus gây viêm đường hô hấp này. 
Thế nhưng giờ đây, chúng ra lại có thêm nhận định mới là con virus chủng mới này lại không hoạt động giống như virus cúm 100%".
Thật vậy, một vài nghiên cứu đã phản bác lập luận ban đầu về lây nhiễm COVID-19 trên trẻ em. Những công trình nghiên cứu tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và Đại học Melbourne (Úc), đã được đăng tải trên tạp chí The Pediatric Infectious Disease Journal số phát hành tháng 3, nhấn mạnh rằng "tầm quan trọng của đối tượng trẻ em trong việc lây truyền virus vẫn có gì đó chưa chắc chắn". 
Từ 3 công trình nghiên cứu tại Trung Quốc về các ca bệnh trẻ em, các chuyên gia quan sát thấy đa số trẻ em bị nhiễm COVID-19 là do đã tiếp xúc nhiều người nhà, trong đó có một thành viên đã xuất hiện triệu chứng bệnh trước đứa trẻ đó. 
Thực tế này cũng được nhiều khoa cấp cứu tại các bệnh viện Pháp xác nhận. Bác sĩ nhiễm nhi Robert Cohen chỉ rõ: "80% là các ca có một người là nguồn lây nhiễm trong gia đình và đã phát bệnh trước những thành viên khác".
* Vậy thì ở Pháp, khi chưa khống chế xong dịch bệnh mà cho học sinh đi học lại từ ngày 11-5 là có nguy hiểm không?
Có thể là từ đây đến đó, các nhà khoa học sẽ cung cấp thêm được nhiều thông tin mới.
Tại Pháp, công trình nghiên cứu mang tên "Coville" của nhóm chuyên gia do bác sĩ Robert Cohen đứng đầu đã được triển khai ngày 14-4 trên một mẫu 600 trẻ em đến khám tại các phòng khám nhi trong vùng Ile-de-France (bao gồm thủ đô Paris). 
Số đối tượng này được chia thành hai nhóm: 300 em có dấu hiệu lâm sàng tương thích với nhiễm COVID-19 và 300 em không có triệu chứng, chỉ đến để tiêm phòng hoặc điều trị các bệnh không lây nhiễm. 
Mục tiêu của nghiên cứu này là ước lượng xem, qua xét nghiệm PCR và huyết thanh, có bao nhiêu đối tượng đang nhiễm bệnh. Kết quả sẽ có trong 1-2 tháng tới.
Tuy nhiên, khảo sát này chỉ đưa ra một bức tranh toàn cảnh trong một thời điểm nhất định của đại dịch nhưng không giải đáp được thấu đáo một số nghi vấn về miễn dịch học. 
Bác sĩ hô hấp nhi Isabelle Sermet-Gaudelus tại Bệnh viện Necker (Paris) khuyên nên thật cẩn trọng: "Ở những bệnh nhân nhi nhiễm bệnh nhưng không triệu chứng này, virus sẽ tồn tại bao lâu trong mũi, nước bọt và trong phân? Cơ thể trẻ em sẽ kích hoạt cơ chế miễn dịch ngay lập tức sau khi bị lây nhiễm hay là sẽ rất lâu sau đó?".
Bác sĩ Isabelle Sermet-Gaudelus đang lên kế hoạch cùng một đồng nghiệp khác để tiến hành một nghiên cứu sâu rộng trong các bệnh viện tại Paris nhằm xét nghiệm 1.000 trẻ em đến khám và điều trị đủ mọi loại bệnh và cả một người thân trong gia đình, tức tổng số xét nghiệm sẽ là 2.000 ca. 
Và sau khi phân tích kháng thể, họ sẽ biết được "ai đã lây nhiễm cho ai". Những ca dương tính sẽ được theo dõi trong vòng 1 năm. Nhưng vấn đề là: họ còn đang đợi cấp kinh phí để triển khai thực hiện.
Tuy vẫn còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ, nhưng quyết định mở lại trường học trước mùa hè này vẫn không gặp phản đối.
Ông Pierre Parneix, người điều hành Trung tâm hỗ trợ dự phòng các bệnh nhiễm trùng kết hợp chăm sóc điều trị của vùng Nouvelle-Aquitaine, tây nam nước Pháp, khẳng định: "Cũng khá suôn sẻ. Đây là nhóm đối tượng ít có nguy cơ nhất và chúng sẽ phải tự miễn dịch để bảo vệ những đối tượng yếu hơn".
Theo Bộ trưởng Y tế Olivier Véran, chỉ có 10% dân số Pháp có thể sẽ miễn nhiễm. Nhưng giới chuyên môn cho rằng cần phải đạt đến 60% là tỉ lệ cần thiết để có được miễn dịch cộng đồng. 
Vậy tại sao lại phong tỏa cách ly trẻ em trong hai tháng cùng người lớn? Bác sĩ Robert Cohen phân tích: "Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng trẻ em không phải là đối tượng có khả năng lây nhiễm lớn, việc ra vào trường học sẽ là những thời điểm tiếp xúc với cả người lớn. Chính những tiếp xúc này đóng một vai trò quan trọng trong thời điểm đại dịch hơn là chỉ có đối tượng trẻ em không thôi".
Thời gian phong tỏa đã giúp giảm tải bệnh viện một cách hiệu quả và chặn đứng thành công đợt bùng phát đầu tiên. Chuyên gia miễn dịch Simon Fillatreau nhấn mạnh: "Bệnh viện sẽ được trang bị tốt hơn nếu có đợt dịch thứ hai bùng phát vào mùa thu. Việc bắt đầu nới lỏng phong tỏa trên đối tượng trẻ em và kiểm soát tình hình lây lan virus trong thời điểm này thì theo tôi, đó là một lựa chọn hợp lý".
Về phần mình, chuyên gia Pascal Crépey nói thêm: "Tôi hiểu rất rõ những lo ngại về việc mở lại trường học. Chúng ta cập nhật thông tin mỗi ngày và những gì chúng ta nghĩ là mình đã nắm rõ ở thời điểm T thì vẫn có thể thay đổi ở thời điểm T+1. Phải cẩn trọng và tiếp tục nghiên cứu".
Việc tiếp tục đóng cửa trường học cũng có thể khiến phụ huynh giao con cái cho ông bà chăm nhiều hơn, mà ông bà là nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn.
Như bác sĩ Robert Cohen nhận định, việc phục hồi từng bước sinh hoạt học tập trước mùa hè này sẽ giúp triển khai và đánh giá được ở quy mô nhỏ nhất việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn phòng ngừa dịch bệnh trong trường học, ông nói: "Cho nhập học đồng loạt vào tháng 9 thì liệu có bảo đảm an toàn và ít nguy hiểm hơn không? Chưa chắc. Chúng ta cần phải thay đổi thói quen từ đây cho đến đó".

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Lan Khuê mách các mẹ cách phòng tránh hăm tã và trị cứt trâu cho con

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 - Trần Ngọc Lan Khuê hạ sinh con trai đầu lòng vào ngày 23/11/2019. Kể từ ngày có con, cuộc sống của người đẹp thay đổi khá nhiều và cô thường chia sẻ những khoảnh khắc đáng yêu của con trai lên trang cá nhân.
Cho đến thời điểm hiện tại, bé Connor đã tròn 3 tháng tuổi. Sau 3 tháng chăm con, Lan Khuê đã đúc kết được 6 vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh và cô cũng chia sẻ kinh nghiệm xử lý của mình để nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ khác có thể tham khảo:
Bé cũng cần dưỡng ẩm
Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, cục cưng luôn được bao phủ bởi một lớp màng. Lớp phủ này được xem như một loại “màng chắn” bảo vệ bé cưng khỏi sự nóng, lạnh cũng như sự tấn công của các vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bé chào đời, lớp bảo vệ này sẽ bong dần, từ đó dẫn đến da trẻ sơ sinh bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, quần áo…
Vì thế từ khi ra tháng các mẹ nên chú trọng việc dưỡng ẩm da mặt và cơ thể cho bé bằng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ dành cho bé sơ sinh (Tham khảo các loại tã dán của Moony : https://vn.moony.com/vi/products/ta-dan.html)

Chàm sữa
Khi tình trạng khô da của bé không giảm và kèm theo đỏ da, ngứa thì bé bị chàm sữa rồi. Nguyên nhân cũng giống như bệnh khô da, cộng với việc bé dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ cho bú, dị ứng với thời tiết, dị ứng mùi... Nên bác sĩ sẽ gọi chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa dị ứng.
Các bé bị chàm sữa thì tốt nhất:
- Không tắm bé quá lâu. - Tắm không để nước quá ấm. - Sữa tắm cũng dùng loại không mùi cho da nhạy cảm. - Khi tình trạng chàm bé nặng thì mẹ kiêng món dễ gây kích ứng bé. Khi đỡ hơn thì mình điều chỉnh lại việc ăn uống. - Cho bé mang bao tay để đỡ gãi ngứa trầy mặt. - Luôn giữ ẩm cho bé.
Nếu tình trạng không khá hơn thì cho bé gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
"Thả rông" để tránh hăm tã
Ban ngày mình đều cho bé "thả rông" mông, không mặc tã cho thoáng, chiều tối mới mặc lại. Khi mặc tã thì mình thường xuyên thay tã, lưu ý trước mỗi lần thay tã  dùng khăn ướt (khăn dùng nước tinh khiết chứ không phải loại chứa mùi hương) để thấm kĩ nước tè của bé.
Lưu ý là thấm nha, chứ không phải lau để tránh kích ứng, đỏ da. Sau khi thấm bằng khăn ướt là mình dùng khăn mềm thấm khô rồi mới bôi kem hăm. Kem hăm khi bôi các mẹ nhớ là bôi hẳn 1 vệt dầy để ngăn nước tè dính vào da bé nhé, chứ bôi mỏng thì cũng như không.
(Tham khảo các loại tã quần của Moony : https://vn.moony.com/vi/products/ta-quan.html)
Dùng dầu massage để loại bỏ cứt trâu trên đầu
Bé của mình trước khi tắm thì sẽ được massage. Khi massage cho bé, mình dùng dầu massage hoặc baby lotion bôi lên vùng đầu bị cứt trâu rồi nhẹ nhàng massage để vảy trên đầu bong ra. Đến khi tắm rửa lớp vảy sẽ trôi đi.
Massage mắt cho bé để ngăn ngừa tắc tuyến lệ
Có thể đây là dấu hiệu bé bị tắc tuyến lệ. Bên cạnh việc nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý thì ngày 2 lần các mẹ massage nhẹ vào tuyến lệ, dọc theo phần trên của mũi và dọc theo mí mắt dưới. Nếu trên 1 tuổi mà vẫn còn bị thì phải đưa bé tới gặp bác sĩ để khơi thông tuyến lệ.
Không chỉ "vùng kín", tai con cũng bị hăm
Không biết có mẹ nào giống mình, từng hết hồn vì bé có mùi hôi ở tai. Cứ sợ bé bị viêm tai giữa nhưng khi kiểm tra kĩ thì mùi đó nằm ở dái tai. Đó là do hăm, mồ hôi, nước còn đọng lại chỗ hăm nên có mùi. Các mẹ chỉ việc vệ sinh, thấm khô rồi bôi hăm là ok, còn nếu thật sự trong lỗ tai có mùi thì rất nguy hiểm phải gặp bác sĩ ngay.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Ẩn họa Covid-19 trong vòng một mét trên máy bay

Nghiên cứu cho thấy những giọt bắn khi người ho hay hắt hơi sẽ rơi trong bán kính một mét, ảnh hưởng người ngồi máy bay phạm vi 2-3 hàng ghế.
Sự lây truyền Covid-19 từ người sang người chủ yếu qua các giọt bắn, thường không bị ảnh hưởng bởi không khí. Giọt bắn rơi khá gần nơi phát sinh nguồn lây nhiễm, trong phạm vi một mét trở lại. Đó là lý do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa một bệnh nhân Covid-19 có thể lây cho người khác ở phạm vi 2-3 hàng ghế. Trong khi đó, nguy cơ nhiễm bệnh cho người ngoài phạm vi này thấp hơn nhiều.
Nhân viên y tế khử trùng máy bay của hãng Vietnam Airline để phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành. 
Nhân viên y tế khử trùng máy bay của hãng Vietnam Airline để phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành.
Giáo sư Howie Weiss, Trung tâm Động lực học truyền nhiễm, Đại học Pennsylvania, Mỹ ,cho biết 5 năm trước, khi giảng dạy tại Học viện Công nghệ Georgia, ông đã thực hiện một nghiên cứu, hợp tác với Trường Y tế Công cộng Emory về các vấn đề về bệnh truyền nhiễm trong khoang máy bay. 
10 chuyến bay nội địa ở Mỹ có thời lượng 3-5 giờ, chở khoảng 1.500 hành khách và phi hành đoàn đã tham gia vào nghiên cứu.
"Chúng tôi có 10 sinh viên tốt nghiệp đi trên mỗi chuyến bay ghi lại tất cả các hành vi, tần suất di chuyển và vị trí của các hành khách, phi hành đoàn trong khoang. Nghiên cứu cho thấy bất cứ ai ở trong phạm vi một mét cũng sẽ được khoanh vùng để xem mức độ lây lan", giáo sư Howie Weiss cho biết.
Nghiên cứu tập trung vào việc truyền bệnh cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác chủ yếu lây lan qua giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi...
"Những giọt bắn sẽ rơi trong vòng một mét tính từ người ho. Đó là cơ hội lý tưởng lây bệnh cho hành khách ngồi trong phạm vi này. Những người khác không nằm trong phạm vi này, nguy cơ nhiễm bệnh tương đối nhỏ", ông Weiss chia sẻ thêm.
Nghiên cứu cũng cho thấy ghế ngồi ở khu vực cửa sổ là lý tưởng nhất để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. "Chúng tôi nhận thấy, nếu ngồi ở ngay khu vực lối đi, bạn sẽ luôn trong phạm vi một mét của bất cứ ai đi qua đó. Trong khi khu vực cửa sổ sẽ cách xa hơn. Điều đó có nghĩa là nếu ngồi cố định ở khu vực cửa sổ, bạn sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh". Tuy nhiên, giáo sư Weiss lưu ý rằng việc ngồi cạnh cửa sổ sẽ không an toàn nếu cấu hình của máy bay chỉ có hai chỗ ngồi tại khu vực cửa sổ.
Giáo sư Howie Weiss nói rằng nghiên cứu của ông không bao gồm lây truyền gián tiếp, tức mầm bệnh được truyền bởi một hành khách chạm vào một vật mà trước đó người bệnh chạm vào.
Phi công người Mỹ, Patrick Smith, chủ nhân blog nổi tiếng Ask The Pilot và tác giả của cuốn Tuyệt mật trong buồng lái cho rằng các hệ thống lọc trên máy bay xử lý 94-99,9% vi khuẩn trong không khí. Việc thay đổi thường xuyên không khí trong khoang máy bay đem lại luồng khí trong lành hơn nhiều so với ngồi làm việc tại văn phòng, đến lớp học, rạp chiếu phim...
Smith cũng cho rằng trừ khi bạn ngồi rất gần người bị nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm, còn lại thì khả năng lây bệnh trên máy bay cực thấp.
"Một người nhiễm bệnh trên máy bay thường là do họ chạm vào vật có khả năng lây nhiễm chứ không phải từ việc hít thở. Do đó, dung dịch khử trùng tay có lẽ là biện pháp phòng chống nhiễm bệnh tốt hơn so với việc đeo khẩu trang khi bạn đi máy bay", Smith khuyên.
Những bước đơn giản để bảo vệ sức khỏe trên chuyến bay:
Tránh ngồi gần những người có triệu chứng bệnh đường hô hấp.
Ngồi ở khu vực cửa sổ, xa lối đi.
Tránh đi lại trong máy bay.
Không chạm tay vào bất cứ vật gì trên máy bay.
Sau khi đi vệ sinh cần rửa tay sạch với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi trở về chỗ ngồi. Đừng quên rửa tay đúng cách với xà phòng trong ít nhất 20 giây để đảm bảo sát khuẩn hiệu quả.

Hơn 1/2 ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc liên quan tới Tân Thiên Địa

54,7% số ca nhiễm virus corona tại Hàn Quốc có liên quan tới Tân Thiên Địa, giáo phái mà bệnh nhân siêu lây nhiễm là thành viên.
Dữ liệu ngày 23/2 do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) công bố cho thấy 329/602 ca nhiễm nCoV tại Hàn Quốc có liên quan tới các thành viên của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) hoặc là những người từng tiếp xúc với họ. Tỷ lệ này chiếm 54,7%.
Nhân viên y tế tẩy trùng một khu chợ ở Daegu ngày 23/2. Ảnh: AFP.
Nhân viên y tế tẩy trùng một khu chợ ở Daegu ngày 23/2. Ảnh: AFP.
KCDC trước đó cho biết họ đã yêu cầu hơn 9.300 thành viên Tân Thiên Địa tự cách ly. Trong số đó, 1.248 người đã có các triệu chứng của dịch Covid-19.
Giáo phái Tân Thiên Địa trở thành tâm điểm chú ý của đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Daegu, thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc với 2,5 triệu dân, sau khi một nữ tín đồ 61 tuổi lây virus cho hàng chục người khác.
Bà này được gọi là "Bệnh nhân thứ 31", nhập viện hôm 8/2 vì tai nạn giao thông nhưng hai lần từ chối xét nghiệm nCoV. Bà sau đó đi nhà thờ của Tân Thiên Địa 4 lần và được xác nhận dương tính với nCoV hôm 18/2. Khoảng 9.300 thành viên giáo phái đã được yêu cầu tự cách ly hoặc không ra khỏi nhà. Tân Thiên Địa bị giáo hội Cơ đốc giáo chính thống coi là dị giáo.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sáng qua cho hay chính phủ quyết định nâng cảnh báo nCoV lên mức cao nhất, đồng thời kêu gọi giới chức y tế thực hiện "những biện pháp chưa từng có tiền lệ" nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ông cũng kêu gọi các tín đồ Tân Thiên Địa hợp tác với chính quyền.

Italy chạy đua ngăn nCoV lây lan

Italy phong tỏa những thị trấn bị ảnh hưởng nặng và cấm tụ họp nơi công cộng ở hầu hết các khu vực phía bắc nhằm ngăn nCoV lây lan.
Chính quyền vùng Lombardy và Veneto, nơi dịch Covid-19 bùng phát và đang có dấu hiệu lây lan mạnh mẽ ở Italy, đã yêu cầu các trường học, kể cả trường đại học, ngừng hoạt động trong ít nhất một tuần, đóng cửa bảo tàng, rạp chiếu phim, đồng thời hủy hai ngày cuối của Carnival Venice.
"Bắt đầu từ tối nay, sẽ có lệnh cấm được đưa ra đối với Carnival Venice cũng như tất cả những sự kiện khác, bao gồm cả sự kiện thể thao, đến ngày 1/3", thống đốc vùng Veneto Luca Zaia ngày 23/2 phát biểu trước báo giới.
Cảnh sát kiểm tra một chiếc xe tại lối vào thị trấn Casalpusterlengo, đông nam thành phố Milan, Italy, ngày 23/2. Ảnh: AFP.
Cảnh sát kiểm tra một chiếc xe tại lối vào thị trấn Casalpusterlengo, đông nam thành phố Milan, Italy, ngày 23/2. Ảnh: AFP.
Từ 21/2 đến 22/2, số ca nhiễm nCoV ở Lombardy đã tăng từ 54 lên 90 ca, trong khi Veneto ghi nhận 25 ca nhiễm.
Giới chức y tế cho biết đã cách ly các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm tại các khu vực Piedmont và Emilia Romagna lân cận, nói thêm rằng tổng số ca nhiễm nCoV ở Italy đã tăng lên 132. Italy đến nay ghi nhận ba ca tử vong vì nCoV.
Thống đốc Zaia cho hay ông đã đối phó với nhiều thảm họa tự nhiên suốt sự nghiệp của mình nhưng "đây là vấn đề tồi tệ nhất mà Veneto từng đối mặt".
Hơn 10 thị trấn ở Lombardy và Veneto với dân số khoảng 50.000 người đã bị đặt trong tình trạng cách ly. Người dân địa phương được yêu cầu không ra khỏi nhà và phải có giấy phép nếu muốn vào hoặc ra khỏi một số khu vực chỉ định.
Các trường đại học ở hầu hết các khu vực phía bắc Italy sẽ đóng cửa đến đầu tháng ba và 4 trận đấu bóng đá trong giải Serie A dự kiến diễn ra vào ngày 23/2 đã bị hoãn.
Lombardy và Veneto đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng quốc nội của Italy. Bất kỳ bất ổn kéo dài nào đối với hai khu vực này đều có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế.
Nhà chức trách Italy đang nỗ lực tìm hiểu lý do dịch bệnh bùng phát. Những ca nhiễm mới đầu tiên được thông báo hôm 21/2 và bác sĩ vẫn chưa biết nguồn lây bệnh từ đâu.
Một doanh nhân ở Lombardy ban đầu bị nghi ngờ vì ông vừa trở về từ tâm dịch Trung Quốc song xét nghiệm cho thấy kết quả âm tính. Tại Veneto, các bác sĩ đã kiểm tra một nhóm 8 du khách Trung Quốc từng đến thị trấn nơi có ca tử vong đầu tiên nhưng kết quả cũng âm tính.
"Chúng tôi hiện tại thậm chí còn lo lắng hơn bởi chúng tôi không thể tìm ra 'bệnh nhân số 0'", Thống đốc Zaia nói. Trước ngày 21/2, Italy chỉ có 3 trường hợp nhiễm virus, tất cả những người này đều từ Vũ Hán trở về.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận 2.465 người chết, 78.771 người nhiễm nCoV, trong đó 23.166 người đã bình phục. Tổng cộng 20 người chết vì nCoV được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Iran và Italy.

Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo

Viện Dinh dưỡng (NIN) nghiên cứu cùng với các nhà khoa học của Đại học Ryers Canada với sự tài trợ của Tổ chức Nghiên Cứu Phát Triển Canada...