Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Đau răng thì uống thuốc gì để mau khỏi

Muốn biết đau răng uống thuốc gì và nhức răng làm sao hết bạn nên biết được nguyên nhân gây đau răng là gì.

1. Những nguyên nhân gây đau răng thường gặp

Muốn biết đau răng uống thuốc gì và nhức răng làm sao hết bạn nên biết được nguyên nhân gây đau răng là gì. Theo các bác sĩ nha khoa, đau răng do nhiều bệnh lý răng miệng gây nên như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy… Ngoài ra, còn do răng sứt mẻ, răng bị lực bên ngoài tác động mạnh vào hoặc hội chứng đau khớp thái dương hàm. Cụ thể:
 Đau răng chủ yếu là do các loại vi khuẩn có trong các mảng bám và cao răng gây nên. Các vi khuẩn này sẽ tác động vào răng hoặc nướu, chân răng gây nên cảm giác đau nhức dữ dội, nặng hơn có thể phá hủy cấu trúc răng, khiến răng vỡ mẻ hoặc lung lay và lâu ngày có thể dẫn tới mất răng.
Đau răng uống thuốc gì để giảm đau nhanh và an toàn Tại Nhà 1
Đau răng uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng, không ảnh hưởng đến sức khỏe?
 Các loại vi khuẩn gây bệnh về răng chủ yếu là Actinomyces vicosus, Streptococus Mutans gây sâu răng, viêm nha chu, sreptococcus viridians gây áp-xe răng…
 Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin C sinh viêm lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da cũng là nguyên nhân khiến răng yếu đi và dễ chịu tác động từ bên ngoài.
Viêm nướu và sâu răng là hai nguyên nhân đau răng cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đau răng. Bên cạnh đó, các chấn thương, sang chấn, răng mọc ngầm hay các bệnh về khớp thái dương hàm cũng khiến cho bạn có cảm giác đau nhức răng âm ỉ hoặc đôi khi bộc phát dữ dội.

2. Đau răng uống thuốc gì cho hiệu quả nhất?

Các bài thuốc giảm đau răng hiệu quả theo phương pháp dân gian như dùng tỏi, rễ lá lốt… chủ yếu chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn, truyền tín hiệu đến dây thần kinh cảm giác để làm giảm đau nhức tạm thời và không thể chữa trị tận gốc được căn nguyên của vấn đề.
Đau răng uống thuốc gì để giảm đau nhanh và an toàn Tại Nhà 2
Sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên giảm đau nhức răng
Quan trọng là bạn cần có một phương pháp điều trị chuyên khoa. Đau răng uống thuốc gì hiệu quả sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, nguyên nhân bệnh lý ra sao sau khi nha sỹ thăm khám trực tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số loại thuốc thường được sử dụng như sau:
 Thông thường, để điều trị ngoại trú khi đau răng sẽ phối hợp hai loại thuốc phổ biến là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
 Ngoài ra, nha sỹ có thể cho bệnh nhân phối hợp các kháng sinh họ beta lactam với metronidazol đem lại hiệu quả cao để diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí.
 Việc bổ sung các loại vitamin: C, A, D3, B2 là thứ rất cần cho người bệnh đau răng, giúp giảm tình trạng sưng tấy và chảy máu chân răng.
Đọc thêm về chữa trị ê buốt răng tại Website Sensodyne Việt Nam

Giải pháp trị chứng biếng ăn ở trẻ em

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện trên 50.000 trẻ ở độ tuổi 2-5 cho thấy có gần 20% trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện trên 50.000 trẻ ở độ tuổi 2-5 cho thấy có gần 20% trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và hơn 29% trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao được cho biết chủ yếu là do trẻ biếng ăn.

Biếng ăn ảnh hưởng đến thể lực, trí tuệ của trẻ, vì vậy đây là nỗi lao tâm khổ tứ của tất các bà mẹ trẻ em.
Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho ông bố bà mẹ những giải pháp có thể giải quyết chứng biến ăn của trẻ:
Những điều nên thực hiện:
- Cho trẻ ăn khi đói: Đây là lúc trẻ thèm ăn nhất. Vì vậy bố mẹ hãy chú ý thời gian phù hợp để cho bé ăn.
- Trang trí món ăn: Để giúp bé háo hức, thích thú với món ăn bố mẹ nên làm những món ăn nhiều màu sắc, trang trí hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ tốt thức ăn.
Bố mẹ có thể cho bé chơi đồ chơi, vận động nhẹ nhàng trong nhà để bé nhanh đói, thèm ăn.
- Khuyến khích trẻ vận động: Vận động sẽ giúp trẻ vui khỏe hơn, nhanh chóng tiêu hao năng lượng, tăng cường lưu thông máu và các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó sẽ làm cho trẻ thèm ăn và ăn ngon hơn. Tùy sở thích, lứa tuổi để chọn cho trẻ những môn vận động thích hợp như cho trẻ chơi đồ chơi, chạy nhảy, chuẩn bị bữa ăn cùng với mẹ, cùng bé đi bộ ngoài trời, hoặc chơi những môn thể thao nhẹ nhàng để giúp bé vận động, v.v.v.
- Thay đổi khẩu phần ăn cho bé: Nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ nhiều món ăn hơn, luôn thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng đa dạng các món ăn và cân bằng các nhóm dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Nên hỗ trợ con vượt qua những đợt biếng ăn sinh lý, bệnh lý
- Ăn nhiều bữa trong ngày: Nên cho bé ăn thành nhiều bữa, ít những chất lượng, để trẻ không bị cảm giác sợ ăn mỗi lần bị ăn no hoặc ép ăn quá nhiều. Một ngày có thể cho trẻ ăn 3-5 bữa nhỏ.
- Hãy để bé tự ăn nếu có thể: Trên 10 tháng tuổi trẻ đã có thể tự ăn được nên hãy để cho bé học cách tự lập. Việc tự ăn cũng làm cho trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống và các mẹ cũng sẽ yên tâm hơn khi trẻ đi mẫu giáo vì trẻ có thể tự ăn được.
Đối với trẻ bị thiếu cân do biếng ăn thì ngoài việc chú ý đến chế độ ăn, cách thức ăn, bố mẹ nên tham khảo các bác sĩ di dưỡng để theo dõi thể trạng, chế độ ăn phù hợp. Đặc biệt bên cạnh chế độ ăn bố mẹ cũng nên bổ sung sản phẩm hỗ trợ khi con trải qua những giải đoạn biếng ăn sinh lý hoặc biếng ăn bệnh lý. Các trường hợp biếng ăn kể trên các con đều phải trải qua và việc hỗ trợ kịp thời là rất cần thiết.
Không nên:
- Không nên để trẻ vừa ăn vừa uống: Vừa ăn vừa uống sẽ khiến trẻ cảm giác nhanh no, ăn ít hơn.
- Không nên ép ăn: Việc ép ăn sẽ làm cho trẻ cảm giác sợ sệt, ức chế tâm lý, sợ hãi ăn.
- Không nên để trẻ hâp thu dưỡng chất một cách thụ động: Chiêu thức dụ trẻ chơi rồi nhanh tay đút thức ăn vào miệng khiến trẻ chỉ ăn mà không hấp thu được nhiều dinh dưỡng của thức ăn.
- Không nên cho trẻ ăn vặt: Không nên cho bé ăn vặt, đặc biệt trước bữa ăn, sẽ làm cho trẻ cảm giác no khiến trẻ trở nên lười ăn.
- Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem điện tử, tivi, ipad: Việc vừa ăn vừa xem sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ, giảm khả năng thèm ăn.
- Không nên cho trẻ uống thuốc tùy tiện: Việc bổ sung các loại vitamin, siro, sản phẩm hỗ trợ trẻ biếng ăn là cần thiết, nhưng vì thế nên chọn lựa các sản phẩm chất lượng, hiệu quả được được sản xuất bởi những nhà sản xuất dược phẩm có uy tín. Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm trị biếng ăn trẻ em có giá rất rẻ nhưng không đảm bảo uy tín, chất lượng, hiệu quả sử dụng không tốt, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe trẻ em. Cần phải tham khảo tư vấn của bác sỹ cũng như tìm hiểu công ty sản xuất trước khi sử dụng sản phẩm.
Với những lời khuyên trên, hy vọng sẽ giúp bố mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ, giúp trẻ ăn uống chủ động hơn, hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Trẻ biếng ăn và bệnh thường gặp trong mùa lạnh

Trong mùa đông lạnh, tình trạng trẻ biếng ăn tạo nên những nguy cơ tiềm ần nào? Mẹ cần lưu ý để sớm có cách phòng tránh và khắc phục cho trẻ.
Trong mùa đông lạnh, tình trạng trẻ biếng ăn tạo nên những nguy cơ tiềm ần nào? Mẹ cần lưu ý để sớm có cách phòng tránh và khắc phục cho trẻ.

tre bieng an de bi nhiem benh trong mua lanh Trẻ biếng ăn và bệnh thường gặp trong mùa lạnh
Trẻ biếng ăn rất dễ bị nhiễm bệnh trong mùa lạnh

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng - Bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh

Thời tiết lạnh khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút, trẻ dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp và tiêu hóa.
Các bệnh về hô hấp ở trẻ
Bệnh hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh, thường thấy nhất là các bệnh như: viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm phổi,….Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ do trung khu điều nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên  cơ thể chưa thể thích ứng với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Bên cạnh đó, do một số yếu tố khác như chế độ chăm sóc không hợp lý, vệ sinh kém,…càng tạo điều kiện thuận lợi để các virut, vi khuẩn tấn công trẻ. Đặc biệt các bệnh hô hấp thường xảy ra ở những trẻ có sức đề kháng yếu.
Các bệnh về tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa cũng dễ gặp ở trẻ trong mùa lạnh. Một phần nguyên nhân là do mùa lạnh, trẻ hay bị bệnh đường hô hấp nên dùng thuốc nhiều, khi dùng thuốc sẽ gây nên tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, nhất là khi trẻ dùng thuốc kháng sinh dễ gây nên tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột do thiếu Probiotics. Bên cạnh đó còn do virus, đặc biệt là rotavirus gây bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ phát triển mạnh vào mùa đông – xuân. Ngoài ra, cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hoạt tính enzyme còn yếu chưa thực hiện được đầy đủ “nhiệm vụ” tiêu hóa thức ăn cũng là yếu tố cơ bản gây nên các bệnh tiêu hóa ở trẻ

Trẻ biếng ăn dễ bị nhiễm bệnh trong mùa lạnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Dinh dưỡng là yếu tố đầu tiên quyết định sức khỏe của hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn lâu ngày, hệ miễn dịch và hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; là nguyên nhân khiến trẻ dễ ốm và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Thống kê cho thấy, khi sức đề kháng yếu, trẻ biếng ăn có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% và có số ngày bệnh nhiều hơn 29% so với trẻ bình thường.
Do đó, trong mùa lạnh, trẻ biếng ăn có nguy cơ mắc các bệnh  nói trên cao hơn.  Khi mắc bệnh, trẻ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: sức khỏe giảm sút – chán ăn – mệt mỏi kéo dài – sụt cân – đề kháng kém…
Vì vậy để hạn chế tình trạng này, trẻ rất cần một chế độ chăm sóc trẻ biếng ăn và dinh dưỡng hợp lý, khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ.

Biếng ăn gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ

Không chỉ gây ra các tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng mà biếng ăn còn gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
Không chỉ gây ra các tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng mà biếng ăn còn gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.

bieng an gay suy giam mien dich o tre1 Biếng ăn gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ
Biếng ăn là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ

Thiếu dinh dưỡng gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho một cơ thể khỏe mạnh. Các vi khoáng chất như: canxi, kẽm, sắt, vitamin A, C, D,…tạo nên bức tường bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại cho cơ thể. Trẻ biếng ăn lâu ngày thường bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, vậy nên cơ thể dễ dàng bị suy yếu, sức đề kháng bị giảm sút. Khi sức đề kháng yếu, trẻ biếng ăn có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% và có số ngày bệnh nhiều hơn 29% so với trẻ bình thường.
Đặc biệt, ở trẻ biếng ăn các vi chất dinh dưỡng thường bị thiếu đó là kẽm, selen. Hai vi chất này không chỉ kích thích trẻ ăn ngon miệng, khắc phục chứng biếng ăn của trẻ mà còn giúp tăng đề kháng cơ thể, cho trẻ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Theo các nghiên cứu cho thấy, kẽm và selen là hai nguyên tố hàng đầu để duy trì sự sống. Thiếu kẽm trẻ dễ bị rối loạn vị giác. Sự thiếu hụt này còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần của trẻ. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ lớn trẻ mắc tự kỷ là do cơ thể có sự thiếu hụt vi chất Kẽm một cách bất thường. Ngoài ra, những trẻ thiếu Kẽm còn có nguy cơ thấp còi, suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy…
Selen, vi chất cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu Selen sẽ gây ra ức chế chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng chống nhiễm trùng; làm xuất hiện các tổn hại tế bào quan trọng cũng như thúc đẩy quá trình lão hóa và nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa. Đặc biệt, việc thiếu Selen trong chế độ ăn lâu dài khiến người lớn và trẻ nhỏ có nguy cơ bị ung thư, bệnh tim và suy giảm miễn dịch.

Trị chứng biếng ăn, cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh

Để giải quyết tình trạng này, trước tiên mẹ cần phải giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ. Một khi trẻ ăn ngon, ăn nhiều, mẹ sẽ không phải lo lắng về việc thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ ngon miệng hơn? Làm thế nào để khắc phục được tình trạng biếng ăn của trẻ?
Một trong nhiều nguyên nhân của tình trạng biếng ăn ở trẻ là do cơ thể trẻ bị thiếu các vi chất dinh dưỡng, cụ thể là kẽm và selen. Vậy nên để khắc phục tình trạng này, mẹ nên bổ sung kẽm và selen cho trẻ.
Có nhiều cách để bổ sung kẽm hoặc selen cho trẻ.
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm và selen trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hải sản, thịt gà, củ cải, lòng đỏ trứng gà,….

Bí quyết lựa chọn kem đánh răng phù hợp

Để chọn được loại kem đánh răng phù hợp nhất, điều đầu tiên bạn cần làm là cân nhắc đến đặc điểm răng miệng của bạn.
Khái niệm cơ bản về kem đánh răng
Kem đánh răng thường có dạng kem hoặc gel. Mặc dù trên thị trường có nhiều loại kem đánh răng khác nhau nhưng hầu hết các loại kem đánh răng thường có thành phần phổ biến giống nhau bao gồm: chất mài mòn, chất làm ngọt, hương liệu, chất giữ ẩm, chất làm đặc, chất tẩy rửa...Thành phần quan trọng nhất để quan tâm khi chọn kem đánh răng là fluoride. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride là cách hữu hiệu để ngăn ngừa sâu răng.
Fluoride là chất khoáng thiên nhiên. Fluoride đã được sử dụng để giảm sâu răng suốt 50 năm qua. Vi khuẩn trong miệng thường ăn các loại đường và tinh bột còn sót lại trên răng sau khi ăn. Fluoride giúp bảo vệ răng khỏi axit được giải phóng bởi vi khuẩn ăn đường và tinh bột trên răng. Fluoride làm cho men răng của bạn cứng chắc và ít bị axit ăn mòn hơn.  
Kem đánh răng tẩy sạch mảng bám
Có rất nhiều loại kem đánh răng giúp tẩy sạch mảng bám trên thị trường, hầu hết những loại kem đánh răng đó có chứa chất fluoride.
Mọi người đều có một lớp vi khuẩn trên răng gọi là mảng bám. Nếu mảng bám không được loại bỏ kịp thời và vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám sẽ cứng lại thành vôi răng. Vôi răng tích tụ trên răng và dưới nước của bạn gây ra bệnh nướu răng.
Bí quyết lựa chọn kem đánh răng ĐÚNG CHUẨN phù hợp với đặc điểm răng miệng của từng người
Có rất nhiều thành phần được sử dụng trong kem đánh răng để giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trên răng như các hợp chất hóa học bao gồm pyrophosphates và kẽm citrat. Thêm vào đó, một số loại kem đánh răng có chứa chất kháng sinh gọi là triclosan giúp loại bỏ một số vi khuẩn trong miệng.
 Kem đánh răng cho răng nhạy cảm
Đối với những người có răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh, bạn nên chọn kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Những loại kem đánh răng này thường có chứa kali nitrat hoặc stronti clorua. Những hợp chất hóa học này giúp độ nhạy của răng bằng cách giảm bớt các đường dẫn gắn với dây thần kinh bên trong răng.
Kem đánh răng giúp làm trắng răng
Có rất nhiều loại kem đánh răng với mục đích làm trắng răng. Kem đánh răng làm trắng không có chất tẩy. Thay vào đó, chúng chứa các hạt mài mòn hoặc các hóa chất có hiệu quả đánh bóng răng hoặc giảm các mảng bám.
Mặc dù bạn có thể lo ngại rằng độ mài mòn của kem đánh răng làm trắng răng có thể làm hỏng răng của bạn, nghiên cứu cho thấy rằng các hạt mài mòn trong kem đánh răng làm trắng răng không hề làm hại đến men răng của bạn.
Lời khuyên chọn kem đánh răng
Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn chọn kem đánh răng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu nha khoa của gia đình bạn:
- Hãy chọn loại kem đánh răng có chứa fluoride- đây là thành phần quan trọng nhất trong kem đánh răng.
- Năm 2007, một số loại kem đánh răng nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa chất độc hại diethylene glycol. Bạn không nên chọn kem đánh răng có chứa chất này hoặc kem đánh răng được sản xuất ở Trung Quốc.
- Xem xét nhu cầu của bạn và nhu cầu của các thành viên trong gia đình bạn để chọn từ 1-2 loại kem đánh răng phù hợp. 
- Bạn có thể sử dụng Kem đánh răng Sensodyne làm giảm ê buốt răng rất hiệu quả 

Một số thực phẩm giúp tăng đề kháng cho bé

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ có nhiều cách, đơn giản nhất là can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng, cho trẻ ăn đúng loại, đúng cách. Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm bên dưới để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
Bên cạnh “trọng trách” giúp bé tăng cân và tăng chiều cao đều, sức đề kháng là mối bận tâm không nhỏ của các ông bố bà mẹ để giúp con luôn khoẻ mạnh. Bởi lẽ, tăng cường sức đề kháng cho trẻ không những bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh “không mời”, mà còn giảm thiểu nguy cơ biếng ăn gây chững cân ở trẻ.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ có nhiều cách, đơn giản nhất là can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng, cho trẻ ăn đúng loại, đúng cách. Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm bên dưới để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

1. Rau củ quả

Trái cây và rau củ thuộc nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin thiết yếu có lợi cho sự phát triển của trẻ, nhưng cũng đồng thời là loại thức ăn trẻ ít “ưng” nhất. Chất xơ có trong rau củ quả không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp một lượng nước lớn cho cơ thể của trẻ mà còn hỗ trợ hệ tiêu hoá tốt. Trong đó, các loại rau củ quả chứa vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, cam… Vitamin C giúp cơ thể sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại các virus gây bệnh. Mẹ cũng lưu ý nên cho trẻ dùng luôn cả cái thay vì chỉ uống nước ép hoặc rau củ đông lạnh bị hao hụt lượng lớn vitamin C trong quá trình bảo quản.

2. Sữa chua

Không chỉ hiệu quả đối với người lớn mà sữa chua còn có công dụng rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Sữa chua chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ tiêu hoá vốn còn non nớt của trẻ. Hệ tiêu hoá hoạt động tốt sẽ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân đều. Các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch (hơn 70% tế bào miễn dịch trong cơ thể nằm ở hệ tiêu hoá), tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Protein trong sữa chua cũng góp phần không nhỏ đến lượng dinh dưỡng trẻ tiếp thu hằng ngày.

3. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám

Các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như Kẽm, Sắt,.. giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm cũng như Sắt, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay nhiễm bệnh như cảm lạnh. Kẽm còn đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của các tế bào bạch cầu – đảm nhiệm vai trò phát hiện virus gây bệnh. Ngũ cốc nguyên cám hay còn lại là ngũ cốc nguyên vỏ chứa nhiều axit béo Omega – 3 có lợi cho sự phát triển trí não ở trẻ. Omega – 3 đồng thời hỗ trợ “cuộc chiến” chống lại vi khuẩn của các tế bào bạch cầu hiệu quả hơn.

4. Dinh dưỡng bổ sung chứa đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất

Ngoài việc cung cấp các loại thực phẩm cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ 2 ly sữa mỗi ngày, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tạo tiền đề cho bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu về “Tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống lâu dài lên đáp ứng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và sự tăng trưởng dài hạn ở trẻ” đã được công nhận trên tạp chí Khoa học Dinh dưỡng (Journal of Nutritional Science) uy tín, chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng thực hiện chế độ ăn có tư vấn và uống ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày sẽ bắt kịp tăng trưởng sau 9 tuần, và giảm số ngày ốm sau 16 tuần.
Hệ miễn dịch của trẻ được bảo vệ, đồng nghĩa với một hệ tiêu hoá tốt, sẽ giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất cung cấp, hỗ trợ trẻ duy trì đà tăng trưởng tốt và hạn chế các bệnh vặt. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ nên sớm có kế hoạch tăng cường sức đề kháng cho trẻ thay vì đợi đến khi trẻ thật sự mắc bệnh hay gặp vấn đề về cân nặng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ
Nguồn bài viết tăng sức đề kháng cho trẻ tại đây

Vũ khí bí mật giúp tăng chiều cao bé

Bên cạnh yếu tố di truyền và vận động, dinh dưỡng có thể đóng góp đến 32% tiềm năng phát triển, tăng chiều cao của trẻ.
Bên cạnh yếu tố di truyền và vận động, dinh dưỡng có thể đóng góp đến 32% tiềm năng phát triển, tăng chiều cao của trẻ. Chính vì thế, với những bí mật trong nuôi dưỡng, nhiều bà mẹ có chiều cao không ấn tượng lắm vẫn có thể giúp bé yêu của mình phát triển, cải thiện và tăng chiều cao của trẻ một cách ngoạn mục, bất chấp yếu tố gene di truyền. Mẹ thì sao, mẹ đã nắm được những bí mật này chưa?
Dinh dưỡng tốt
Trẻ em được nuôi dưỡng tốt với đầy đủ dưỡng chất cần thiết và protein sẽ phát triển tốt thể chất đặc biệt là chiều cao, là nền tảng cho sức vóc sau này. Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Từ Ngữ - Tổng Thư Ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam, giai đoạn 3-10 tuổi là thời điểm cực kỳ quan trọng, đóng vai trò quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao của bé. Giai đoạn này bé phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các sản phẩm được thiết kế khoa học để đảm bảo hàm lượng canxi và cách bổ sung canxi cho trẻ đúng với nhu cầu phát triển nhanh của trẻ. 
Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ từ 1-3 tuổi cần 600mg canxi mỗi ngày, trẻ từ 4-8 tuổi cần 700mg mỗi ngày để xây dựng và phát triển chiều cao của mình chính. Đảm bảo đủ hàm lượng canxi như trên đó chính là cách bổ sung canxi cho trẻ đúng đẵn đấy Mẹ ơi.
Năng vận động
Mẹ hãy nuôi bé giống như một cái cây, được cung cấp và hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và được tưới tắm bởi ánh sáng và khí trời trong mát nhé. Trẻ cần được vận động, chạy nhảy, đùa nghịch hoặc tập luyện các môn thể thao, các trò chơi tập thể ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Tạo cho bé có khoảng thời gian chạy nhảy, vui chơi hoặc đưa bé đến công viên, các nơi có cây xanh vào cuối tuần chính là một trong những vũ khí để giúp trẻ năng động và đạt được chiều cao chuẩn của trẻ tại độ tuổi đó.
Giấc ngủ
Bé yêu cần được ngủ ngon để tái tạo năng lượng và để cơ thể sản sinh hóc môn tăng trưởng. Các em nhỏ tuổi mẫu giáo cần được ngủ 10-13 giờ mỗi ngày, trẻ lớn hơn cần 10 tiếng mỗi đêm. Cho dù con của mẹ ở tuổi nào, mẹ cũng chính là người tạo cho bé thói quen thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ để cơ thể “lớn lên” và tăng chiều cao của trẻ mẹ nhé.
Tình yêu thương
Khoa học cũng đã chứng minh, nếu được cha mẹ chăm sóc, yêu thương và dành nhiều thời gian quan tâm thì tốc độ tăng trưởng chiều cao chuẩn của trẻ sẽ được cải thiện tốt hơn. Mẹ sở hữu một kho vô tận tình yêu thương rồi, mẹ nhỉ?

Vì sao uống nước lạnh răng bị ê buốt?

1. Tại sao răng bị ê buốt đau nhức khi uống nước đá hoặc các thức ăn lạnh?

Như được biết tủy răng được bảo vệ bởi men răng và ngà răng khi có những tác động xấu gây ảnh hưởng bào mòn men răng làm ngà răng tiếp xúc thức ăn gây ra hiện tương ê buốc đau nhức.
Tình trạng răng bị ê buốt khi sử dụng đồ lạnh có nhiều nguyên nhân khác nhau như do bẩm sinh hoặc do bị bệnh về răng miệng. Mà phổ biến nhất là bệnh răng miệng cụ thể là men răng bị giảm xuất không bảo vệ được ngà răng.
Các nguyên nhân gây tác động ảnh hưởng men răng:
– Do quá lạm dụng việc chải răng, chải răng không đúng cách sử dụng bàn chải không tốt và kem đánh răng không chuyên dụng.
– Do sử dụng các công nghệ, giải pháp làm đẹp răng tại các trung tâm không uy tín đảm bảo an toàn cho men răng.
– Do bẩm sinh răng khá nhạy cảm.
– Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, cam, nước uống có gas…
– Các bệnh lý về răng miệng
– Răng bị sứt mẻ gãy 1 phần làm lộ ngà răng gây đau nhức khi ăn uống.
– Tẩy trắng răng không đúng cách tại các nha khoa.

2. Biện pháp nào khắc phục khi răng bị ê buốt

Như đã xác định nguyên nhân răng bị ê buốt chủ yếu mà hay gặp phải là do tổn thương men răng, men răng không đủ đảm bảo để bảo vệ ngà răng cho nên để khắc phục tình trạng răng bị ê buốt thì nên áp dụng giải pháp khôi phục men răng bị tổn thương.
– Bổ sung canxi vừa đủ cho men răng bằng các thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, cá, trái cây không chua…
– Chải răng đúng cách: Việc chải răng đúng cách là biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả tuy nhiên cần phải á dụng đúng mới có hiệu quả không thì có kết quả ngược lại. Cho nên bạn cần nắm chải răng đúng cách như sau:
+ Đặt bàn chải ngiêng 45 độ so với bề mặt răng
+ Không chải quá mạnh, quá lâu
+ Không nên chải răng sau khi ăn, thời gian chải răng tốt nhất sau khi ăn là 30 phút
+ Lựa chọn bàn chải đánh răng tốt, lông bàn chải mềm
+ Kết hợp kem đánh răng chuyên dụng
+ Chải đều theo vòng tròn chiều kim đồng hồ.
– Điều trị nha khoa: Nếu răng bị ê buốt khi uống nước đá quá nhức không chịu được so với bình thường thì nên đến trung tâm nha khoa để điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng mà có giải pháp điều trị cho phù hợp thì hiện tại có hai biện pháp nha khoa và bọc răng sứ và trám răng.
Từ những thông tin trên bạn có thể nắm bắt nguyên nhân răng bị ê buốc đau nhức sau khi sử dụng nước lạnh hoặc các thức ăn lạnh khác để bạn nắm bắt và có giải pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp tình trạng răng miệng của bạn.

Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo

Viện Dinh dưỡng (NIN) nghiên cứu cùng với các nhà khoa học của Đại học Ryers Canada với sự tài trợ của Tổ chức Nghiên Cứu Phát Triển Canada...