Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Bộ Lao động: Tiền đóng bảo hiểm 28 năm chỉ đủ lương hưu 8 năm

Tình trạng nghỉ hưu sớm trong điều kiện dân số già hóa với tuổi thọ ngày càng tăng đang và sẽ là một gánh nặng lớn cho quỹ bảo hiểm xã hội. Nhận định trên được ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 29/11.
Hiện tuổi hưu trung bình là 54,1 tuổi, trong đó nam là 55,6 tuổi (so với quy định là 60 tuổi) và nữ là 52,6 tuổi (so với quy định là 55 tuổi). Trong khi đó, theo ông, tuổi thọ bình quân của người nghỉ hưu hiện nay là 78,8 tuổi. Như vậy, thời gian hưởng trung bình của mỗi người vào khoảng 24,7 năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, tiền đóng bảo hiểm xã hội trong 28 năm chỉ đủ trả trong vòng 8 năm.
"Vậy ai sẽ chịu 'gánh nặng' khi thời gian hưởng trung bình là 24,7 năm?", ông đặt câu hỏi. Trong khi đó, theo ông Giang, nguyên tắc định phí bảo hiểm xã hội là để hưởng 20 năm, người lao động phải đóng trong 40 năm. 
Đặt trong sự so sánh với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia..., ông Giang cho rằng hiện nay tỷ lệ giữa tổng mức hưởng trên tổng mức đóng của Việt Nam là quá cao. Cụ thể tổng mức đóng hiện vào khoảng 22% nhưng hưởng tới 75%.  Vì thế, đại diện Vụ Bảo hiểm xã hội cho rằng để cân đối quỹ đòi hỏi phải giảm tỷ lệ hưởng hoặc tăng mức đóng góp, kéo dài thời gian lao động.
Ông cũng cho biết, dân số cao tuổi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Dự báo dân số cho thấy, trong giai đoạn 2009-2049, tỷ lệ dân số nghỉ hưu (tính theo quy định hiện hành) sẽ tăng từ mức 10% lên trên 20%. 
"Mô hình bảo hiểm xã hội đơn tầng, quy định thời gian tham gia tối thiểu hưởng hưu trí 20 năm là quá dài, công thức tính lương hưu chưa thể hiện sự chia sẻ, thời gian đóng ngắn nhưng hưởng dài...", ông Giang cho hay. 
bo-lao-dong-tien-dong-bao-hiem-28-nam-chi-du-luong-huu-8-nam
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các cơ quan, Bộ ngành cần nghiên cứu kỹ, phân tích cụ thể chính sách bảo hiểm xã hội của các nước để tránh bài học thất bại. Ảnh: Chinhphu
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các cơ quan chức năng tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách bảo hiểm xã hội như một công cụ quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội và phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước.
“Nhiều nước cải cách bảo hiểm xã hội thành công nhưng cũng nhiều nước thất bại và trở thành gánh nặng lớn cho hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, kể cả các nước đã phát triển thuộc khối OECD. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu kỹ, phân tích cụ thể kinh nghiệm các nước và điều kiện áp dụng để tránh bài học thất bại, áp dụng bài học thành công”, Phó thủ tướng nói.
Ông Nuno Meira Simoes da Cunha, Chuyên gia An sinh Xã hội, khu vực Đông, Đông Nam Á - Thái Bình Dương, cũng đề xuất 4 phương án để cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam, trong đó ở giải pháp nào cũng cần tăng tuổi nghỉ hưu. Một là, tăng tuổi nghỉ hưu lên 65 cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo ông với phương án này cần thực hiện từng bước, mỗi năm tăng một tuổi và bắt đầu từ năm 2018. 
Phương án hai là tăng tuổi nghỉ hưu, đồng thời giảm tỷ lệ hưởng với tỷ lệ tích lũy hằng năm là 1,5% cho một năm đóng góp trong 40 năm chuyển đổi.
Phương án thứ ba là tăng tuổi nghỉ hưu, giảm tỷ lệ hưởng với tỷ lệ mỗi năm đóng bảo hiểm được cộng thêm 1% lương bảo hiểm, cùng với đó là áp dụng hưu trí phổ cập với mức bằng 50% lương tối thiểu khu vực công cộng.
Phương án thứ tư là tăng tuổi nghỉ hưu, áp dụng chế độ hưu trí có định mức đóng định danh (NDC) và hưu trí phổ cập với mức bằng 50% lương tối thiểu ở khu vực công. Ông cũng đề xuất Chính phủ xây dựng một chương trình bảo hiểm tự nguyện dành cho những người muốn bảo vệ tốt hơn và có khả năng đóng góp ở mức cao. 
Ông Đặng Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách Công, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng nhận định, trong quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam, chỉ có nhóm quỹ hưu trí và tử tuất có thể vỡ. Còn những quỹ với các khoản bảo hiểm khác tương đối ổn định và có thể tích lũy trong tương lai. 
Ông cũng chỉ ra bất cập dẫn đến nguy cơ này là sự mất cân đối giữa đóng và hưởng.  “Không nước nào áp dụng mức đóng 22% nhưng lại hưởng đến 75%”, ông nhấn mạnh, đồng thời cho rằng cần phải thay đổi nhưng phải triển khai từng bước, phải xây dựng hệ thống bảo hiểm đa tầng, lấy mảng nọ bù mảng kia. 
Phương án tăng tuổi hưu cũng là một trong những đề xuất của chuyên gia này. Theo ông, việc điều chỉnh tăng tuổi hưu khiến một số người e ngại sẽ mất cơ hội việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên, ông cho rằng điều đó không đáng ngại bởi 2 nhóm tuổi có sự khác nhau về ngành nghề, cơ cấu trong lao động…. 
Ông cũng đề xuất thành lập nhóm chuyên gia sâu thường xuyên định kỳ phân tích tình hình tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí. Ông cho rằng, trước đây, cứ vài năm, thậm chí tới chục năm mới được đánh giá một lần, nhưng như thế là quá lâu và cần phải được tiến hành thường xuyên hơn.
Ông Nguyễn Văn Linh, Giảng viên Khoa Bảo hiểm, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng hiện xu hướng thế giới bảo hiểm xã hội và thương mại đang xích lại gần nhau. Tại Việt Nam đến nay có 6 doanh nghiệp bảo hiểm thương mại tham gia bảo hiểm hưu trí với gần 2 triệu hợp đồng. Do đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc mở rộng diện bao phủ của loại hình tự nguyện. 
Tuy nhiên, theo ông, hiện mô hình tổ chức của bảo hiểm xã hội còn bất cập, chỉ có mạng lưới cấp trung ương, tỉnh, thị trấn nhưng xã phường không có. Trong khi đó, mạng lưới tư vấn của doanh nghiệp bảo hiểm thương mại đi đến tận các xã, phường. Ông dẫn chứng, toàn ngành bảo hiểm xã hội hiện có 21.000 người nhưng riêng một doanh nghiệp bảo hiểm thương mại hiện có 35.000 đại lý. 
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng thừa nhận, việc tăng biên chế trong bối cảnh hiện nay là không thể. Ông cho rằng, ở mỗi xã, phường nếu có thêm một cán bộ bảo hiểm cũng đồng nghĩa số người vào biên chế sẽ tăng khoảng 12.000 người, gây gánh nặng cho ngân sách. Do đó, theo ông nên cải cách theo mô hình tổng đại lý ở cấp tỉnh và cho họ quyền quyết định tuyển dụng nhân sự, chỉ tiêu kinh doanh… 

Người già Việt cặm cụi làm việc, bỏ qua tuổi nghỉ hưu

Sáu ngày một tuần, bất kể nắng hay mưa, ông Tân đều dậy lúc 6h sáng và đến trường dạy học. Ông làm việc chín giờ mỗi ngày tại trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh suốt năm năm qua, kể từ khi ông “nghỉ hưu”chính thức. Say mê công việc, và muốn giữ sự năng động, ông Tân là một trong nhiều người trên 60 tuổi ở Việt Nam tiếp tục làm việc sau khi về hưu.
Theo FT Confidential Research, một nghiên cứu của Financial Times, khoảng 65% người Việt trên 50 tuổi vẫn tiếp tục làm việc. Tỷ lệ này cao thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ sau Indonesia.
Ông Tân cho biết hàng tháng ông nhận được hơn 7 triệu đồng lương hưu, đủ cho sinh hoạt của hai vợ chồng. Vì thế, công việc này đối với ông không phải là một gánh nặng, mà là niềm tự hào, mang lại năng lượng cho ông trong cuộc sống.
Thái độ này khá phổ biến đối với nhiều người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, những người đã trải qua thời kỳ khó khăn của những năm tháng sau chiến tranh, và chứng kiến sự đổi thay của đất nước nhờ vào sự lao động chăm chỉ.
Tìm hiểu thêm về bảo hiểm nhân thọ tại : http://tuvanbaohiem24h.vn/cac-goi-bao-hiem-nhan-tho-cua-prudential.html
“Tiền nhiều khi chỉ là thứ yếu”, ông nói. “Điều quan trọng nhất là làm điều gì có ích cho xã hội”. Ông Tân cho biết cơ thể ông chậm chạp hơn trong hai năm gần đây, nhưng ông vẫn muốn làm việc thêm 4-5 năm nữa. Nếu không làm việc nữa, tôi cảm thấy mình già đi”.
Với nhiều người về hưu khác, tiền là lý do chính khiến họ tiếp tục làm việc, vì lương hưu không đủ sống. Lương hưu bình quân ở Việt Nam hiện nay khoảng 4 triệu đồng/tháng, theo ông Đỗ Ngọc Thọ, phó trưởng ban thực hiện chính sách BHXH.
Cùng với khoản lương hưu ít ỏi, thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng từ công việc bảo vệ cho một công ty tại phố Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội giúp ông Đặng Văn Quân sống thoải mái hơn. Tuy nhiên, công việc này khá vất vả với một người 70 tuổi như ông.
“Công việc này không dễ dàng gì, vì tôi thường phải xếp những chiếc xe máy khá nặng trong bãi xe chật chội”, ông nói. “Thỉnh thoảng tôi nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Nhưng nếu không làm, tôi sẽ không đủ tiền để sống.”
Tại Việt Nam, những người làm việc trong khu vực công, và các công ty có đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, những người này chỉ chiếm 29% người cao tuổi, theo số liệu của Liên Hợp Quốc (UN).
Không có lương hưu, và không dựa được vào con cái, nhiều người già buộc phải làm việc kiếm sống. Theo UN, khoảng 40% người Việt Nam trong độ tuổi 70-74 vẫn đang đi làm.
Tuy nhiên, không phải người già nào muốn làm việc đều có việc làm. Nhiều chủ sử dụng lao động không muốn thuê người cao tuổi do lo ngại năng suất kém. Nhiều người cao tuổi phải chấp nhận những công việc bán thời gian, hoặc công việc thời vụ. Một số khác tự tạo việc làm cho bản thân.
Khoảng 7 trên 10 lao động lớn tuổi tại các đô thị Việt Nam làm việc trong khu vực phi chính thức như bán hàng rong, lái taxi, buôn đồng nát, theo UN. Đây đều là những công việc vất vả với thu nhập thấp.
Một số chuyên gia cho rằng nâng tuổi nghỉ hưu là rất cần thiết ở Việt Nam, nơi nhóm người trong độ tuổi lao động ngày càng thu hẹp phải “gánh” nhóm người già đang gia tăng cả về số lượng và tuổi thọ.
Số người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,3 triệu người hiện nay lên hơn 18 triệu người vào năm 2040, chiếm hơn 18% dân số, và đưa Việt Nam từ một xã hội trẻ thành một xã hội già, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trích một báo cáo gần đây của UN cho biết.
Bộ này đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình mỗi năm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ 60 tuổi, thực hiện từ 1/1/2021. Tuổi nghỉ hưu hiện nay là 60 đối với nam, và 55 với nữ. Một số chuyên gia cho rằng nếu Việt Nam muốn giải quyết tình trạng lực lượng lao động giảm sút, nhiều người trên 60 tuổi, và thậm chí trên 70 tuổi sẽ cần làm việc.
“Có hay không có đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc”, ông Tân nói. “Tôi đã làm việc hơn 40 năm, và chỉ dừng lại khi không còn tí sức lực nào”.

Chế độ chăm sóc sức khỏe góp phần phòng bệnh đột quỵ

Ăn nhiều cá, tập thể dục đều đặn, tránh chất kích thích khi thời tiết chuyển mùa góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi. 

Khi giao mùa, giao thời giữa nóng, lạnh, khô và ẩm, thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là những người lớn tuổi. Sức đề kháng kém, mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường... làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở nhóm đối tượng này.
So với các nước phát triển, tỷ lệ người Việt bị đột quỵ hàng năm khá cao. Các bác sĩ lý giải nguyên nhân do người Việt chưa ý thức đến chất lượng ăn uống, môi trường sống kém, mức độ quan tâm xã hội về bệnh chưa cao. Người Việt cũng ít vận động, sử dụng rượu bia, thuốc lá nhiều, hệ thống tầm soát bệnh còn thấp. Bảo vệ sức khỏe đúng cách giúp người lớn tuổi có thể tận hưởng cuộc sống bên người thân, gia đình. 
Chú ý chăm sóc sức khỏe giúp người lớn tuổi hạn chế nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Xin nguồn ảnh.
Chăm sóc sức khỏe giúp người lớn tuổi hạn chế nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Shutterstock.
Cung cấp chất béo có lợi
Chất béo lành mạnh góp phần làm giảm cholesterol gây hại và nguy cơ xơ vữa động mạch. Omega-3 là loại chất béo tốt, có thể làm giảm chất béo trung tính trong máu, từ đó giảm thiểu các bệnh béo phì, tim mạch. Thực phẩm giàu chất béo này gồm các loại hạt, dầu cá, ô liu, bơ... Tuy nhiên, người lớn tuổi cũng cần lưu ý tiêu thụ ở mức vừa phải.
Chất béo thực vật được khuyến khích hơn chất béo động vật. Sử dụng đậu nành thường xuyên có thể cung cấp thêm amino axit, sắt, canxi, protein và nhiều vi chất khác hỗ trợ phòng bệnh. Natto được làm từ đậu nành lên men truyền thống của người Nhật có lợi cho sức khỏe. Món ăn này góp phần tăng sinh lực, hỗ trợ ngăn chặn hình thành cục máu đông, nguyên nhân hàng đầu gây tai biến, đột quỵ.
Hạn chế rượu bia
Vào thời điểm giao mùa, trong những ngày mùa đông, khi uống rượu, chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm. Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu, làm giảm độ kết dính của máu. Những người lớn tuổi, cao huyết áp cần tránh uống rượu, hút thuốc lá.
Thay đổi nếp sống
Người lớn tuổi nên cố gắng duy trì đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức. Lối sống lành mạnh không chỉ giúp lưu thông, tuần hoàn tốt mà còn giảm stress, các bệnh về tâm lý, giảm tải áp lực cho não.
Luyện tập thể dục
Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, người ít vận động có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn 20% so với người tập luyện 4 lần mỗi tuần. Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp góp phần giúp tuần hoàn máu trong cơ thể, nhịp tim ổn định. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến đột quỵ.
Chế độ tập thể dục phù hợp góp phần tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi. Xin nguồn ảnh.
Chế độ tập thể dục phù hợp góp phần tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi. Ảnh: Shutterstock.
Giữ ấm cơ thể
Mọi người cần giữ ấm cơ thể trong thời điểm giao mùa. Người trung và cao tuổi nên mặc ấm lúc đi ngủ, ra khỏi phòng, kể cả khi đi bộ buổi sáng tránh để cơ thể không nhiễm lạnh đột ngột, dễ tăng huyết áp đột ngột. Nếu không phòng ngừa tăng huyết áp có thể gây ra cơn tăng huyết áp khiến mạch máu vỡ, gây ra đột quỵ.
Trang bị kiến thức về bệnh lý
Càng có tuổi nguy cơ bệnh càng tăng, có những bệnh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn như đột quỵ, tỷ lệ tử vong cao và để thể mang di chứng nặng nề (liệt, tàn phế...). . Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 30% bệnh nhân đột quỵ bị tàn tật và hoàn toàn phụ thuộc, 30% phụ thuộc một phần, 50% không hồi phục chức năng tay.
Để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ, người lớn tuổi nên biết cách cải thiện sức khỏe, có thể bắt đầu bằng chú ý chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, tìm hiểu các nguyên nhân, cách phòng ngừa đột quỵ. Người trên 50 tuổi nên kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng một lần. Những người có yếu tố nguy cơ bệnh tật nên kiểm tra và xét nghiệm thường xuyên hơn, khoảng 3 tháng một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo

Viện Dinh dưỡng (NIN) nghiên cứu cùng với các nhà khoa học của Đại học Ryers Canada với sự tài trợ của Tổ chức Nghiên Cứu Phát Triển Canada...