Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Việt Nam sẽ tự sản xuất vắcxin dại

Việt Nam đang nhập khẩu vắcxin dại của Pháp, Ấn Độ, giá thành cao, sắp tới tự sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất.
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty Vắcxin và sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã được các nhà khoa học về vắcxin từ Đại học Bristol (Anh) chuyển giao công nghệ sản xuất vắcxin hiện đại bậc nhất thế giới, ngày 26/11. Hai vắcxin được chuyển giao công nghệ mới để nghiên cứu và sản xuất là vắcxin dại và cúm.
Theo ông Đạt, nhu cầu sử dụng vắcxin dại ở Việt Nam rất lớn. Trước đây, Việt Nam đã sản xuất vắcxin dại từ chuột, song đã ngừng do có những phản ứng mất an toàn. Hiện, 100% lượng vắcxin dại đều phải nhập khẩu với giá thành đắt đỏ từ 300.000 đến 400.000 đồng một liều.
Sản xuất văcxin tại Công ty vắcxin và Sinh phẩm số 1. Ảnh: Tuấn Đinh.
Sản xuất vắcxin tại Công ty vắcxin và Sinh phẩm số 1. Ảnh: Tuấn Đinh.
"Nếu Việt Nam chủ động trong việc sản xuất vắcxin dại bằng công nghệ cao, người dân sẽ được sử dụng vắcxin chất lượng tốt với giá thành rẻ bằng một nửa hiện tại. Với công nghệ mới, thời gian nghiên cứu, sản xuất vắcxin được rút ngắn còn khoảng 3 năm thay vì 5-10 năm như trước đây", ông Đạt nói.
Với vắcxin truyền thống, việc sản xuất phải dựa trên quá trình phân lập chủng virus, sau đó nuôi cấy trong thời gian dài. Công nghệ mang tính đột phá này cho phép tổng hợp gene để tạo ra thành phẩm vắcxin trong thời gian ngắn.
Giáo sư Imre Berger, Đại học Bristol, cho biết công nghệ này đang được hơn 1.000 phòng thí nghiệm và hầu hết các hãng vắcxin lớn ứng dụng. "Chúng tôi chia sẻ kiến thức nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc phát triển vắcxin thế hệ mới đặc thù cho Việt Nam", ông Imre Berger nói.
Theo giáo sư Imre Berger từ vài năm trước đây, bắt đầu tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng bùng phát ra toàn thế giới đe dọa sức khỏe con người. "Trong khi vẫn còn tiềm tàng các mối đe dọa của cúm gia cầm tại Việt Nam, thì việc triển khai một loại vắcxin phù hợp có thể giúp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai".

Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo

Viện Dinh dưỡng (NIN) nghiên cứu cùng với các nhà khoa học của Đại học Ryers Canada với sự tài trợ của Tổ chức Nghiên Cứu Phát Triển Canada...