Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Nữ cảnh sát hiến gan cho cậu bé chưa từng gặp

Sĩ quan Carolyn Becker hiến tặng thùy gan trái của mình và gây quỹ chi trả phí phẫu thuật ghép tạng cho Clyde Hofman 11 tuổi. 
Clyde Hoffman mắc hội chứng Alagille, một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến gan, tim và thận. Tùy mức độ nghiêm trọng, người bệnh có các triệu chứng khác nhau. Một số người biểu hiện nhẹ, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Có những người gặp vấn đề nghiêm trọng với gan, chức năng tim và thận, theo tiến sĩ Shikha Sundaram, Giám đốc y tế Chương trình Ghép gan Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado.
Sĩ quan Carolyn Becker (phải) và đã hiến gan cho Clyde Hoffman (trái). Ảnh: CNN
Sĩ quan Carolyn Becker (phải) đã hiến gan cho Clyde Hoffman (trái). Ảnh: CNN.
Clyde Hoffman từng có một tuổi thơ vui vẻ và năng động, cho đến mùa xuân năm 2018 bắt đầu gặp khó khăn khi ăn, mất tập trung và thường xuyên mệt mỏi, chức năng gan giảm còn 10%. 
Bác sĩ cho rằng Clyde cần phẫu thuật ghép gan mới có cơ hội sống. Tháng 6/2018, Clyde được đưa vào danh sách chờ ghép gan. Chưa đầy một tháng sau, bệnh viện thông báo đã có người hiến tặng phù hợp. 
Người hiến gan cho Clyde là sĩ quan Carolyn Becker, từng làm việc tại Sở Cảnh sát quận Colorado, một bà mẹ hai con. Tháng 3/2018, cô đăng ký hiến gan thông qua một chương trình trực tuyến.
Ca phẫu thuật diễn ra vào tháng 8/2018. Bác sĩ đã cắt 1/3 gan của Carolyn và ghép thành công cho Clyde. Ngay lập tức, sức khỏe em cải thiện rõ rệt. Chứng vàng da dần thuyên giảm, cậu bé bắt đầu ăn uống bình thường.
"Lần đầu tiên, cháu đã ăn trọn vẹn một bữa. Cháu cảm thấy thèm ăn trở lại và điều này thật tuyệt vời", Clyde chia sẻ.
Gia đình Hoffman cũng vô cùng cảm động trước lòng tốt của Carolyn Becker. Việc hiến tạng trong khi thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh được gọi là "hiến không định hướng" (non-directed donation). Điều này cực kỳ hiếm gặp. 
Năm 2018, Mỹ có 350 ca ghép tạng không định hướng, trong đó chỉ có 12 ca ghép gan, tính cả trường hợp của Carolyn và Clyde. 
Tiến sĩ Shikha Sundaram cho biết: "Tôi đã làm trong lĩnh vực này một thời gian dài. Tuy nhiên điều này vẫn khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi không nghĩ có nghĩa cử nào cao đẹp hơn thế".
Bảy tháng sau ca phẫu thuật, Carolyn nhận được một bức thư cảm ơn từ Clyde. Trong thư, cậu bé viết: "Cảm ơn cô rất nhiều vì đã cho cháu cơ hội được sống. Cháu từng nghĩ điều này chẳng thể xảy ra. Giờ thì cháu có thể đi học, cháu không còn bị ngứa rát, vàng da và được sống cuộc sống bình thường. Cháu rất mong được gặp cô một ngày nào đó". 
Carolyn và tấm bảng gây quỹ. Ảnh: CNN
Carolyn và tấm bảng gây quỹ. Ảnh: CNN.
Lòng tốt của Carolyn chưa dừng lại ở đó. Sau khi tìm thấy trang web gây quỹ hỗ trợ viện phí ca cấy ghép do gia đình Clyde lập ra, cô quyết định giúp đỡ. Carolyn dành phần lớp mùa hè 2019, cầm một tấm bảng ghi dòng chữ: "Tôi đã hiến thùy gan trái cho một cậu bé 11 tuổi. Hãy giúp tôi quyên góp 20.000 USD chi trả hóa đơn cấy ghép cho cháu" và đi dọc lề đường tại New York.
Chỉ trong vài tháng, Carolyn gây quỹ thành công 10.000 USD. Cô gửi số tiền cho gia đình Clyde như một người ủng hộ ẩn danh. Clyde và cha mẹ không biết khoản đóng góp đến từ Carolyn, cho đến tháng 12 năm nay, sau lần gặp đầu tiên. 
Trong cuộc trò chuyện, Clyda đã kể cho cô nghe về ước mơ trở thành phi công. Gia đình em vô cùng cảm kích trước những việc tốt mà Carolyn đã làm, gọi đây là "món quà cứu sinh". 

Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo

Viện Dinh dưỡng (NIN) nghiên cứu cùng với các nhà khoa học của Đại học Ryers Canada với sự tài trợ của Tổ chức Nghiên Cứu Phát Triển Canada...